Nhiều người đã từng nghĩ đến một câu hỏi như vậy, mùa hè xưa không có điều hòa, không có tủ lạnh, thậm chí không có quạt điện, những ngày đó họ sẽ sống như thế nào?
Tôi đã kiểm tra rất nhiều thông tin, và càng kiểm tra, tôi càng ngưỡng mộ trí tuệ của người xưa, thực tế là trong hàng nghìn năm không có điều hòa, người xưa sống rất thoải mái. Dưới đây là 9 phương pháp hay chống lại cái nóng nực của người xưa.
1. Môi trường thiên nhiên
Trong bài thơ “Ngày hè” của Cát Nguyên Hoài có viết: “Đất dưới cây thường râm, gió bên sông thường mát”. Bên sông hồ ao đầm tự nhiên mát mẻ, do đó mỗi khi đến mùa hè thì các quý tộc thường đến cư trú ở nơi non xanh nước biếc. Người dân thường cũng đến nơi nhiều cây cối, rừng, hóng mát, hoặc bơi thuyền câu cá, thưởng thức phong cảnh, ngâm thơ.
2. Lót giường
Có nhiều ghi chép từ xa xưa về việc dùng đá làm giường, gối sứ cũng sẽ được sử dụng trên giường, Tráng men trên gối, mát mẻ để ngủ. Cổ xưa có rất nhiều ghi chép về việc dùng đá làm giường, trên giường còn dùng gối sứ, gối tráng men làm mát khi ngủ. Lý Thanh Chiếu của triều đại Nam Tống đã từng viết trong bài thơ “Túy hoa âm”: “Gối ngọc tủ lụa, mát mẻ nửa đêm”.
Nếu muốn thoải mái hơn, bạn cũng có thể trải chiếu trên giường. Các quý tộc trong triều đình nhà Đường đã sử dụng chiếu dệt từ ngà voi. Hầu hết mọi người sử dụng chiếu cói hoặc chiếu tre, rẻ tiền và thiết thực, đã được sử dụng cho đến ngày nay. Khi tôi còn nhỏ, mùa hè ở nhà có chiếu trúc trên giường và ghế sofa, tôi có thể ngủ ngon vào ban đêm mà không cần bật điều hòa.
3. Thiết kế kiến trúc
Những ngôi nhà xưa thường hướng về phía nam để ngăn ánh nắng mặt trời từ phía tây, mái và tường dày, có thể ngăn gió lạnh vào mùa đông và cách nhiệt vào mùa hè.
Ngoài ra còn có một số ngôi nhà được thiết kế đặc biệt để thoát khỏi cái nóng mùa hè. Theo ghi chép, những người thợ lành nghề đã chế tạo ra loại quạt giống như bánh xe nước, gọi là “quạt dẫn nước”, dùng sức nước đẩy cánh quạt trên bánh xe để quạt trong phòng; cũng có loại bánh xe nước có thể dẫn nước đến tận mái hiên để nước nhỏ giọt xuống tự nhiên, tạo thành những màn nước bao quanh nhà, như thể trời đang mưa, hiệu quả làm mát tuyệt vời, rất thú vị.
4. Đào đất 3 thước
Có một phương pháp làm đất khác, đó là “đào đất ba thước”. Do nhiệt độ ở trong lòng đất ở tầng nông tương đối ổn định nên có thể đạt được độ ấm tự nhiên vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Do đó, “nhà hang” rất phổ biến vào thời tiền Tần, tức là “căn hầm” giống như hang động. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, “giếng điều hòa” đã được sử dụng, nghĩa là đào một cái giếng đặc biệt sâu trong nhà, và đậy bằng một nắp đậy có đục lỗ để không khí lạnh thoát ra khỏi mặt đất vào mùa hè.
Cao Liêm Tại, một học giả của triều đại nhà Minh, đã mô tả trong “Tuân sinh bát tiên”: “Trong biệt thự Hoắc Đô, có 7 cái giếng trong một sảnh đường, tất cả đều được khắc và đậy bằng các tấm chắn, ngồi trên chúng vào mùa hè, bảy cái giếng tạo sa cái mát, sẽ không biết nóng”.
Hơn nữa, ngoài tác dụng làm mát căn phòng, giếng điều hòa còn có thể được sử dụng như một chiếc “tủ lạnh” ngầm cho thức ăn vào giếng để làm lạnh.
5. Băng
Vào thời cổ đại, không có cách nào để tạo ra đá, nhưng họ có thể trữ băng vào mùa đông để sử dụng vào mùa hè. “Chu Lễ” của nhà Chu ghi lại có chức quan lăng nhân, người chuyên quản lý việc cất giữ băng. Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, băng đã được sử dụng rộng rãi, trong “Đại Thanh Hội Điển” ghi lại rằng, có 18 hầm băng xung quanh Tử Cấm Thành.
Hơn nữa, thời xưa đã có những chiếc tủ lạnh thô sơ từ lâu, chẳng hạn như tủ băng bằng đồng được khai quật từ thời Chiến Quốc, các loại tủ đông sau này ngày càng tinh vi hơn, không chỉ có thể dùng để làm lạnh thực phẩm mà còn có thể giảm nhiệt độ trong nhà, tương đương với một máy điều hòa không khí di động.
6. Đồ uống lạnh
Có băng dự trữ nên cũng có các loại đồ uống lạnh, như rượu băng, canh mơ băng, canh hạt sen ngân nhĩ băng… còn có cả kem nữa.
Tuy nhiên, để giải nhiệt, người xưa chú trọng điều tiết nội tại thân thể, như ăn dưa hấu, khổ qua, dưa chuột, đậu xanh… Đây đều là những món ăn thanh nhiệt.
7. Đông y
Mỗi năm trước tiết Đoan Ngọ, các ngự y trong cung thường kê các đơn thuốc Đông y tiêu nhiệt, cho thêm vào đồ ăn uống để thanh nhiệt từ trước khi hè đến. Đáng tiếc là những phương thuốc này đã thất truyền, hoặc lưu lạc trong dân gian.
8. Uống nóng
Sách “Bản thảo cương mục” có viết: “Tràn có vị đắng, ngọt, hơi hàn, không độc, khử đờm thanh nhiệt, giải khát, hạ khí, tiêu hóa”.
Thực ra, những cụ già ngày nay bất kể xuân hạ thu đông đều uống nước nóng, điều này rất có đạo lý. Mùa hè uống trà nóng có thể hạ nhiệt, trừ độc. Ăn uống đồ nóng có thể toát mồ hôi, đem theo nhiệt khí và thấp ra khỏi cơ thể, sau đó lại tăm nước nóng, xong sẽ rất sảng khoái dễ chịu.
9. Tâm tĩnh, mát mẻ tự nhiên
Mọi người đều đã nghe chân lý rằng tâm tĩnh lặng tự nhiên mát mẻ. Bạch Cư Dị, một nhà thơ thời Đường, đã nói trong bài thơ của ông rằng:
Người người tránh nóng chạy như điên
Thiền sư vẫn ở trong phòng thiền
Chẳng phải phòng thiền không nóng nực
Bởi vì tâm tĩnh mát tự nhiên
Sự thay đổi trong tâm lý của một người có thể thực sự ảnh hưởng đến cơ thể? Xã hội phương Tây đã chứng minh một cách khoa học rằng, Đông y nói về việc tức giận và cáu gắt thường tổn hại cơ thể thực sự rất có lý. Những cảm xúc tiêu cực của con người sẽ khiến cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, tức giận, cáu kỉnh, kiêu ngạo, khinh miệt, ghen tị,… sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, nếu bạn có thể duy trì trạng thái tâm hồn thanh thản, bạn có thể đạt được sự điềm tĩnh và mát mẻ tự nhiên.
Hoàng đế Khang Hy của triều đại nhà Thanh thường rất chú trọng đến việc tu thân, ông không dùng quạt, mũ, thậm chí không mở cửa sổ trong cái nóng mùa hè, vì tâm ông thanh tịnh, ông không cảm thấy nóng. Ông cũng nói, mùa hè không nên tham ăn mát, nhiệt của mùa hè bị tắc trong cơ thể không thoát ra ngoài được, mùa thu sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
Tóm lại bằng một bài thơ được trích dẫn trong “Tiểu sử ký” của nhà văn Ôn Cách thời Tống, đó là:
Tránh nóng có phép hay
Chẳng cần nơi suối đá
Tĩnh tâm không vướng bận
Liền đến núi mát lành
Tác giả: Ái Lệ – Epoctimes
Ngọc Liên biên dịch